Du lịch Chùa Trấn Quốc Tại Hà Nội

Hà Nội không chỉ nổi tiếng về những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nơi đây còn sở hữu hàng trăm ngôi chùa cổ kính linh thiêng. Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất tại ở đây. Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ linh thiêng có lịch sử lâu đời nhất tại thủ đô Hà Nội. Không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh, chùa Trấn Quốc còn nổi tiếng nhờ vẻ đẹp kiến trúc đặc biệt. Cùng thuvicuocsong.com khám phá ngay nhé!

Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội và lịch sử của chùa

Chùa Trấn Quốc được xây dựng từ năm 541 của triều Lý, ban đầu có tên là chùa Khai Quốc. Tính đến nay, Chùa đã trải qua hơn 1500 năm tuổi. Đây là ngôi chùa linh thiêng và cổ kính nhất của thủ đô. Ban đầu, chùa được xây dựng ngay gần bờ Sông Hồng. Năm 1615 đê bị sạt lỡ, chùa lại được di dời vào trong đê Yên Phụ ngay khu gò đất Kim Ngưu. Trong khoảng thế kỷ thứ 17, đê Cố Ngự được Chúa Trịnh cho đắp nối với đảo Kim Ngưu. Từ năm 1624 đến 1842 chùa được trùng sửa chữa tất cả 6 lần. Sau đó chùa được vua Lê Huy Tông đổi tên thành chùa Trấn Quốc. Và cái tên đó được công nhận từ đó cho đến nay. 

Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội
Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội

Chùa Trấn Quốc mang một ý nghĩa mong muốn to lớn của nhân dân. Chùa được nhân dân trao gửi niềm mong muốn là nơi giúp nhân dân xua đi những thiên tai, bệnh tật đem lại cuộc sống bình yên, ấm no. Ngày xưa, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Vào những dịp lễ, tết, các vị vua Trần, Lý vẫn thường về đây vãn chùa và cúng lễ. 

Địa chỉ và phương tiện di chuyển khi du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội

Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội nằm ở phía Đông của Hồ Tây. Nằm trên đường thanh Niên, Quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội. Chùa được xem là ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội với hơn 1500 tuổi. 

Chùa được nằm trên một hòn đảo nhỏ xung quanh được bao bọc bởi Hồ Tây thơ mộng. Sự hòa quyện giữa dòng sông xanh mát và sự cổ kính của Chùa Trấn Quốc, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình đẹp đẽ. Chùa còn được xếp vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất của thế giới.

Chùa nằm ngay vị trí trung tâm Hà Nội, nên thuận tiện cho du khách di chuyển đến đây để vãn chùa và hành hương
Chùa nằm ngay vị trí trung tâm Hà Nội, nên thuận tiện cho du khách di chuyển đến đây để vãn chùa và hành hương

Để du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, xe bus…Từ trung tâm Hà Nội đến chùa Trấn Quốc chỉ khoảng 4km. Du khách di chuyển bằng ô tô và xe máy, chỉ mất khoảng 15-20 phút. Tại đây không thu vé gửi xe khi tham quan chùa.

Nếu di chuyển bằng xe bus, du khách có thể lên 2 tuyến xe có điểm dừng gần với chùa. Tuyến số 33 di chuyển từ bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh. Tuyến số 50 di chuyển từ Long Biên – sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. 2 tuyến xe bus này giúp các tăng ni, phật tử và du khách dễ dàng đến chùa Trấn Quốc.

Xem thêm: Khám Phá Chùa Một Cột – Biểu Tượng Của Thủ Đô

Giá vé khi du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội

Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội là ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng nhất. Chùa thu hút đông đảo du khách và tăng ni phật tử đến tham quan và vãn chùa. Hàng ngày chùa mở cửa từ 8 sáng đến 4h chiều để đón khách vào hành lễ và thắp hương. Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội, du khách chỉ mất khoảng 5.000đ/người để vào cổng. Hàng năm chùa đều diễn ra các lễ hội lớn như: Đại lễ phật đản, lễ dâng sao giải hạn…Du khách muốn đăng ký tham tham gia vào các lễ giải hạn thì có thể đến đó đăng ký trực tiếp. Hoặc gọi điện theo số điện thoại của nhà chùa để đăng ký.

Khám phá nét kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc tại Hà Nội 

Chùa Trấn Quốc cách trung tâm thành phố khoảng 4km. Nằm trên một đảo nhỏ, xung quanh bao phủ bởi hồ Tây thơ mộng. Một vị trí vô cùng phong thủy. Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nộidu khách không chỉ được dâng hương, cầu nguyện, mà còn được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa hơn 1500 tuổi. Chùa được xếp vào một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất của thế giới.

Chùa Trấn Quốc được xây dựng từ thời nhà Lý và nhà Lê. Những đường nét được thiết kế theo phong cách của kiến trúc thời đó. Các chi tiết được chạm trổ hình rồng tinh xảo, những mái ngón uốn cong đặc trưng…

Cổng Tam Quan – Nét đặc trưng của chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất
Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất

Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà Nội, du khách sẽ thấy nét độc đáo trong kiến trúc của chùa được thể hiện ngay từ cổng chào. Hai bên đường lối dẫn vào chùa được cắm nhiều cờ phướn tung bay phấp phới. Toàn bộ lối vào chùa có những nhịp cầu đá lát gạch xám với hoa văn cầu kỳ. Cuối nhịp cầu cong là cánh cổng tam quan được làm bằng gỗ theo hình vòng cung sơn son vô cùng lộng lẫy. Phía trên cổng là 3 mái ngói đỏ uốn cong cầu kỳ đặc trưng của kiến trúc thời đó. Mỗi đầu uốn cong được trang trí một phù điêu nhỏ hình rồng hoặc gợn mây tinh xảo. Chính giữa cổng là một tấm biển lớn đề tên chùa và 2 câu đối cổ đặt 2 bên cột. Cổng tam quan đã được sơn sửa nhiều lần nên không còn giữ được giá trị ban đầu. 

Nét độc đáo của các ngôi tháp trong khuôn viên chùa Trấn Quốc

Khuôn viên chùa xuất hiện sau cánh cổng Tam Quan. Sân chùa được lát gạch đỏ tạo nên nét trang nhã, sang trọng. Mái đình chùa được thiết kế 2 tầng mái ngói cùng những chi tiết được chạm trổ tinh xảo cầu kỳ.

Nét độc đáo của các ngôi tháp trong khuôn viên chùa Trấn Quốc
Nét độc đáo của các ngôi tháp trong khuôn viên chùa Trấn Quốc

Nổi bật trong khuôn viên chùa Trấn Quốc tại Hà Nội là một hệ thống tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ 18. Tất cả gồm 4 lớp tháp lớn nhỏ được thiết kế công phu, tinh xảo với mái lợp bằng sứ. Lớp ngoài cùng là tháp có hình dáng thân vuông một tầng. Sau đó là lớp tháp thân vuông hai tầng. Vòng trong là lớp tháp thân vuông ba tầng. Tại các tháp 2 tầng và 3 tầng đều có 2 ô đặt bát hương tại 2 mặt của tầng 1. 

Xem thêm: Khám Phá Chùa Quán Sứ Tại Hà Nội Vô Cùng Linh Thiêng

Giữa khu tháp nổi bật lên là một ngôi Bảo tháp lục độ đài sen. Bảo tháp có chiều cao 15m gồm 11 tầng với hình lục giác. Trong ô cửa vòm của mỗi tầng tháp đều được đặt 1 bức tượng phật A di Đà. Các bức tượng Phật đều được làm bằng đá quý màu trắng sang trọng. Đặc biệt, trên đỉnh tháp còn có một cửu phẩm liên hoa 9 tầng, được tạc bằng đá quý. Đỉnh tháp này làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng của chùa. Bảo Tháp được đặt đối xứng với cây bồ đề được tổng thống Ấn Độ tặng vào năm 1959. 

Tham quan không gian tiền đường, thiêu hương và thượng điện

Nhà tiền đường nằm về hướng Tây, phía sau là nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang 2 bên là nhà Thiên Hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện lại là gác chuông chùa. Gác chuông chùa là một ngôi nhà 3 gian và mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh của đường chính. Nhà Tổ cũng được đặt phía bên trái Thượng Điện.

Đi qua 3 lối cửa gỗ chính là những khu vực thờ tách biệt nhau. Chính giữa là một cửa gỗ lớn gồm 6 nhịp cánh, 2 bên là 2 cửa nhỏ 4 nhịp cánh. Mỗi gian nhà tổ đều có những khu ban thờ tách biệt. Mỗi khu ban thờ là những vị Phật, thần và các cao tăng. Các tượng phật đều được dát vàng tạo vẻ đẹp uy nghi, sang trọng. Các chi tiết bên trong đều được chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng. Tạo nên một không gian vô cùng trang trọng và uy nghiêm. Những nét độc đáo trong kiến trúc của chùa đã thu hút đông đảo du khách Du lịch chùa Trấn Quốc tại Hà nội đã trở thành mục tiêu của nhiều du khách trong chuyến về thăm thủ đô. 

Xem thêm: Du Lịch Phủ Tây Hồ – Chốn Linh Thiêng Giữa Lòng Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.