Du Lịch Phủ Tây Hồ – Chốn Linh Thiêng Giữa Lòng Hà Nội

Phủ Tây Hồ là một trong những điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng và có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời tại Hà Nội. Không những thế nơi đây còn sở hữu vẻ đẹp phong thủy hữu tình nên thơ lãng mạn. Phủ Tây Hồ đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thủ đô cũng như du khách bốn phương. Hãy cùng thuvicuocsong.com khám phá Phủ Tây Hồ – Chốn linh thiêng giữa lòng Hà Nội trong bài viết này nhé!

Phủ Tây Hồ nằm ở đâu? Phương tiện di chuyển đến Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo lớn giữa Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 4 km về hướng Tây. Phủ được bao quanh bởi Hồ Tây thơ mộng với làn nước trong xanh. Đây được xem là một vị trí trắc địa phong thủy hữu tình. Giữa thành phố nhộn nhịp, ồn ào, Phủ đem đến không gian bình yên, tĩnh lặng cho du khách.  

Du lịch Phủ Tây Hồ tại Hà Nội , du khách có thể sử dụng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Phủ Tây Hồ mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 5h sáng đến 19h tối. Vào những ngày lễ, ngày rằm, phủ sẽ đóng cửa muộn hơn vì đông đảo du khách đến dâng hương. Vào những ngày 13/8 và ngày 3/3 âm lịch hàng năm, phủ luôn chật kín người vào cúng lễ cầu bình an. 

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo lớn giữa Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo lớn giữa Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Nếu lần đầu tiên đến Hà Nội, bạn có thể tra google map để tìm vị trí chính xác của khi đến Du lịch Phủ Tây Hồ. Để tránh lạc đường bạn nên đi xe bus, taxi hoặc xe ôm. Nếu đi xe bus bạn có thể đi các chuyến số 31, 33 và 35 để đến Phủ. 

Nguồn gốc lịch sử của Phủ Tây Hồ tại Hà Nội

Phủ Tây Hồ là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh – Là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, một trong những tứ bất tử nổi tiếng. Tín ngưỡng tứ phủ bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là tín ngưỡng có từ lâu đời của dân tộc ta. 

Nguồn gốc lịch sử của Phủ Tây Hồ tại Hà Nội
Nguồn gốc lịch sử của Phủ Tây Hồ tại Hà Nội

Tương truyền khi xưa Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng. Trong một lần lỡ tay đã làm vỡ ly ngọc quý của cha nên bị đày xuống hạ giới. Bà đã chu du khắp mọi nơi và Hồ Tây là nơi bà đã chọn làm điểm dừng chân. Phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây đã níu chân bà ở lại. Tại đây bà đã mở một quán nước làm thú vui văn chương giữa khung cảnh thiên nhiên huyền diệu. 

Trong thời gian sinh sống tại đây, bà đã giúp đỡ, bảo vệ nhân dân. Giúp dân trừ gian diệt ác, trừng phạt tham quan. Sự đức độ, tài hoa của bà đã được nhân dân nể phục và tôn làm Thánh Mẫu. 

Cũng theo truyền thuyết, Phủ tây Hồ cũng là nơi hội ngộ giữa trạng nguyên Phùng Khắc Khoan và công chúa Liễu Hạnh. Phùng Khắc Khoan trong một lần du thuyền tham quan cảnh đẹp của hồ đã ghé vào quán Tiên Chúa. Tại đây ông đã phải lòng bà chúa Liễu Hạnh và từ đó đem lòng thương nhớ bà. Sau này khi ông quay trở lại lần nữa để tìm thì bà đã rời đi. Vì quá thương nhớ, ông đã lập nên phủ Tây Hồ để thờ bà. Từ đó đến nay, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Phủ Tây Hồ vẫn ở đó nguyên vẹn như thuở ban đầu. Du lịch Phủ Tây Hồ khách tham quan có thể tìm hiểu về bà chúa Liễu Hạnh qua hướng dẫn viên của phủ.

Xem thêm: Khám Phá Chùa Một Cột – Biểu Tượng Của Thủ Đô

Khám phá kiến trúc độc đáo bên trong của phủ Tây Hồ tại Hà Nội

Du lịch Phủ Tây Hồ, du khách không chỉ được thắp hương, cầu bình an, mà còn được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Phủ. Phủ Tây Hồ được xây dựng theo lối kiến trúc dân gian truyền thống. Các bức tả thanh long hữu bạch hổ, long phượng trình tường… đều được trang trí đắp nổi tinh xảo. 

Khám phá kiến trúc độc đáo bên trong của phủ Tây Hồ tại Hà Nội
Khám phá kiến trúc độc đáo bên trong của phủ Tây Hồ tại Hà Nội

Bước qua cổng tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái. Nhà tiền tế và hậu cung được xây sát sau Phương Đình. Tiếp đến là Điện Sơn Trang gồm 3 tầng, 8 mái cong, được xây dựng bằng bê tông giả gỗ sang trọng. Lòng nhà gồm 2 tầng, tầng trên thờ Phật Quan Âm. Từng dưới là 3 Động sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô và lầu Cậu.

Du lịch Phủ Tây Hồ du khách còn được chiêm ngưỡng những di vật phong phú có từ thế kỷ 19, 20. Những dị vật này có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử và mang tính nghệ thuật cao bao gồm gần 300 pho tượng tròn, câu đối, hoành phi…Nổi bật nhất là bức đại tự ghi “Thiên tiên trắc gián” và bức hoành phi ở cửa “Mẫu nghi thiên hạ”.

Đặc biệt trong các điện thờ Mẫu luôn có 3 pho tượng nữ thần đặt song hành. Mẫu thượng Ngàn tượng trưng cho rừng, Mẫu Thoải tượng trưng cho nước, Mẫu Địa tượng trưng cho đất. Ba Mẫu này hợp thành Tam Phủ với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội, giải ách. Tam Phủ trở thành tín ngưỡng hấp dẫn mọi người.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp xung quanh Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được bao phủ bởi Hồ Tây thơ mộng. Phủ Tây Hồ như một nàng thiếu nữ e ấp dưới những tán lá cây xanh mát. Mỗi buổi sáng, ánh nắng bình minh rọi xuống mặt hồ phản chiếu lên phủ, tạo nên một ánh sáng lung linh huyền ảo. Nằm trên một bán đảo nhỏ, Phủ Tây Hồ mang một vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh. Những khói hương tỏa ra nghi ngút tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Đến với Phủ Tây Hồ, du khách vừa được tham quan cảnh đẹp. Vừa được dâng hương, khấn lễ, rời xa cuộc sống xô bồ, Du lịch Phủ Tây Hồ thả lỏng tâm hồn vào không gian thiêng liêng, cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng. 

Xem thêm: 17 Đồ dùng đi cắm trại dành cho dân thích dã ngoại

Chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn linh thiêng và mang vẻ đẹp độc đáo thu hút du khách. Đặc biệt mỗi dịp tết đến xuân về, nơi đây luôn tấp nập người ra kẻ vào hành hương, khấn phật. Ai cũng cầu nguyện cho mình có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nếu có điều kiện về thăm thủ đô, nhất định bạn không được bỏ qua địa điểm nổi tiếng này. Du lịch Phủ Tây Hồ – chốn linh thiêng giữa lòng Hà Nội đã trở thành điểm đến thường xuyên của người dân Hà Thành. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin cho chuyến du lịch Hà Nội sắp tới của mình.

Xem thêm: Tham Quan Công Viên Nước Hồ Tây – Sự Lựa Chọn Tuyệt Vời Cho Những Ngày Cuối Tuần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.